Giỏ hàng

×

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tổng 0  ₫

Xem giỏ hàngThanh toán

Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm đông máu

Posted on Tin tức, 32 lượt xem

Các xét nghiệm đông máu giúp đánh giá hệ thống đông máu có đang hoạt động bình thường hay không, có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm đông máu có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.


 

1. Xét nghiệm đông máu gồm những loại nào?

Trong điều kiện bình thường, máu lưu thông trong lòng mạch ở trạng thái lỏng không bị đông nhờ có sự cân bằng giữa hệ thống đông máu và hệ ức chế đông máu. Nếu mạch máu bị tổn thương, hệ thống đông máu sẽ được kích hoạt, tạo ra cục máu đông tại vị trí bị tổn thương, giúp máu ngừng chảy. Sau khi chức năng cầm máu hoàn tất, cục máu đông sẽ tiêu đi, sự lưu thông máu trong lòng mạch sẽ về trạng thái bình thường.

Quá trình cầm máu bao gồm các giai đoạn:

  • Cầm máu ban đầu giúp tạo nút cầm máu tạm thời.
  • Đông máu huyết tương tạo nút cầm máu vĩnh viễn.
  • Tiêu cục máu đông.

Các xét nghiệm đông máu cũng được chia làm 3 nhóm chính tương ứng với 3 giai đoạn trên, bao gồm:

- Các xét nghiệm đánh giá khả năng đông máu ban đầu như: đếm số lượng tiểu cầu, thời gian máu chảy, nghiệm pháp dây thắt, co cục máu đông. Đây là các xét nghiệm được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên độ nhạy và đặc hiệu không cao. Các kỹ thuật hiện đại mới được sử dụng giúp đánh giá giai đoạn cầm máu ban đầu chính xác hơn như: đo độ ngưng tập tiểu cầu với chất kích tập và nồng độ khác nhau, đàn hồi đồ cục máu, định lượng yếu tố Von Willebrand,...


- Các xét nghiệm đánh giá giai đoạn cầm máu huyết tương:

  •  

Xét nghiệm đánh giá đường đông máu ngoại sinh: PT (Prothrombin Time), kết quả xét nghiệm PT có thể ở dạng thời gian (bình thường PT từ 11-13 giây) hoặc dạng tỷ số % (bình thường 70-140%)

 Xét nghiệm đánh giá đường đông máu nội sinh: gồm nhiều xét nghiệm như xét nghiệm thời gian Howel, định lượng các yếu tố đông máu VIII, IX, XI, XII, von Willebrand, xét nghiệm APTT,... Trong đó, xét nghiệm APTT ( Active Partial Thromboplastin Time: xét nghiệm thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa) được khuyến cáo thực hiện bởi tính nhạy cảm cao và dễ thực hiện.

- Các xét nghiệm đánh giá đường đông máu chung gồm: xét nghiệm TT (Thrombin Time: thời gian thrombin), định lượng fibrinogen

- Các xét nghiệm đánh giá tình trạng tiêu sợi huyết: Định lượng D-Dimer, nghiệm pháp Von-Kaulla, xét nghiệm tan cục máu đông


Bình luận